Trang tin công nghệ Cnet vừa công bố video về quá trình thử nghiệm thả rơi cực kì khắc nghiệt trên chiếc iPhone 12 Mini và kết quả không làm bạn thất vọng.
Có thể bằng mắt thường thì loại kính trên màn hình điện thoại của các hãng giống hệt như kính thông thường, tuy nhiên lớp kính Ceramic Shield trên iPhone 12 Mini, iPhone 12, iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max không phải là kính thông thường. Theo Apple, loại kính này được làm từ gốm và là loại kính cứng nhất từng có trên điện thoại thông minh. Cnet đã thực hiện 1 bài kiểm tra đối với iPhone 12 Mini để xem chiếc điện thoại nhỏ nhắn này có khả năng chống chịu đến đâu. Cùng tìm hiểu qua các bài thử nghiệm sau nhé!
Bài test 1: Thả rơi phần cạnh máy ở độ cao 0.91m
Đây là khoảng cách gần như từ túi của bạn đến mặt đất và là một trong những độ cao phổ biến nhất mà bạn có thể làm rơi điện thoại của mình. Nếu nền đất gồ ghề, chẳng hạn như vỉa hè, cú rơi này có thể gây chết màn hình điện thoại của bạn. Ở độ cao này, iPhone 12 bị thả rơi phần cạnh màn hình xuống và bị bật lên.
Kết quả khá lạc quan khi iPhone 12 Mini có một vết xước ở góc trên và nó cũng bị bong lớp sơn đỏ, để lộ kim loại ở phía trong, phần dưới cùng của khung cũng bị hư hại nhưng phần màn hình vẫn rất ổn.
Bài test 2: Thả rơi phần cạnh màn hình ở độ cao 0.91m
Cnet cũng lặp lại thao tác thả rơi ở độ cao tương tự nhưng lần này là thử nghiệm với mặt sau của điện thoại hướng xuống đất. Đây là cú rơi làm nứt mặt sau của iPhone 12 trong thử nghiệm thả rơi trước đó của Cnet, nhưng với iPhone 12 Mini thì thiết bị có vẻ chịu lực tốt hơn.
Cụ thể, điện thoại bị chạm phần góc xuống mặt đường và mặt bên của điện thoại chạm đất trước, sau đó nó lật ngược lại 2 lần trước khi yên vị trên nền đất. Hậu quả của cú rơi này là khung nhôm bị hư hại nặng hơn đáng kể và góc trên bên phải của điện thoại vết lõm. Tuy nhiên điều đáng mừng là mặt sau của điện thoại và bản thân màn hình trông vẫn ở trong tình trạng hoàn hảo.
Bài test 3: Thả rơi cạnh màn hình ở độ cao 2m
Mặc dù ít có khả năng bạn sẽ làm rơi điện thoại của mình từ độ cao này, nhưng nó vẫn nằm trong khả năng có thể xảy ra nếu bạn đang chụp ảnh từ độ cao này.
Ở lần thử nghiệm này, màn hình của iPhone tiếp đất xuống, mặc dù màn hình vẫn hoạt động bình thường sau cú va chạm tuy nhiên có vẻ như phần viền màn hình xung quanh nó có nhiều vết lõm hơn. Có một vài vết lõm khá nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến màn hình điện thoại về sau.
Bài test 4: Thả rơi mặt sau ở độ cao 2m
Ở lần thả rơi này, mặt sau của điện thoại tiếp đất gần như hoàn toàn trên nền sàn nhưng do tác động lực quá mạnh khiến nó bị bật ngược lên và làm màn hình úp xuống.
Kết quả là mặt kính phía sau vẫn còn nguyên vẹn, nhưng cả hai ống kính máy ảnh đều bị hư hỏng. Camera siêu rộng có một vết nứt lớn trong khi phần khung và ống kính trên camera chính có một vài vết lõm nhỏ và có khả năng sẽ tiếp tục bị nứt lớn hơn.
Bài test 5: Thả rơi cạnh màn hình từ độ cao 2,74m
Với cả mặt kính phía trước và mặt sau của iPhone 12 Mini vẫn còn nguyên vẹn, Cnet quyết định chơi liều tăng thêm độ cao thả rơi. Và ở lần này, điện thoại khung kim loại có nhiều vết lõm lớn thế nhưng màn hình vẫn hoạt động sau khi cú rơi ở độ cao 2,74m.
Bài test 6: Thả rơi mặt sau ở độ cao 2,74m
Từ độ cao này, chiếc iPhone nhỏ bé đã lộn nhiều vòng trong không khí trước khi va chạm mặt sau với sàn nhà. Cú rơi này đã làm mặt sau của điện thoại bị nứt ba vết lớn.
Như vậy có thể thấy, quá các thử nghiệm thả rơi đối với iPhone 12 và bây giờ là iPhone 12 Mini, Ceramic Shield thật sự là tấm kính cứng nhất trên điện thoại thông minh.